Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
Trang chủHướng nghiệpNội dung thực hành cho đối tượng hành nghề y học cổ...

Nội dung thực hành cho đối tượng hành nghề y học cổ truyền để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Quyết định 2073/QĐ-BYT năm 2018 về Nội dung thực hành cho đối tượng hành nghề y học cổ truyền để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Tóm tắtNội dungVB gốcTiếng AnhHiệu lựcVB liên quanLược đồNội dung MIXTải vềMục lục văn bảnTình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
——-Số: 2073/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH NỘI DUNG THỰC HÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG HÀNH NGHỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

—————-

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ – CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền – Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1Ban hành kèm theo Quyết định này Nội dung thực hành đối với bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, y sĩ chuyên ngành y học cổ truyền để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 2Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lĩnh vực y học cổ truyền tổ chức hướng dẫn thực hành cho đối tượng hành nghề theo nội dung thực hành được ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này../.

Nơi nhận:
– Như điều 4;
– BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng;
– Lưu: VT, YDCT, KBCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

1. NỘI DUNG THỰC HÀNH ĐỐI VỚI BÁC SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(ban hành kèm theo Quyết định số 2073/QĐ-BYT ngày 29 tháng 3 năm 2018)

I. Đối tượng, thời gian, tổ chức thực hành:

– Đối tượng: Bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền

– Thời gian và cơ sở thực hành theo quy định tại Điều 24 của Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;

– Điều kiện người hướng dẫn thực hành và việc tổ chức thực hành theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

II. Mục tiêu thực hành:

Sau khi thực hành 18 tháng, bác sĩ y học cổ truyền cần đạt được:

1. Kiến thc:

– Đủ năng lực thực hiện khám, chẩn đoán, điều trị bệnh thường gặp bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

– Phát hiện, chẩn đoán, tiên lượng bệnh cấp cứu, chuyển người bệnh đến cơ sở y tế phù hợp.

– Hiểu biết và nhận biết dược liệu, thuốc dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thường dùng trong điều trị.

2. Kỹ năng chuyên môn:

– Thực hiện thành thạo kỹ năng khám bệnh y học cổ truyền (tứ chẩn, bát cương, bát pháp) để kê đơn và điều trị.

– Thực hiện thành thạo kỹ năng khám bệnh y học hiện đại để phát hiện triệu chứng, đưa ra chẩn đoán xác định.

– Xử lý ban đầu được một số bệnh cấp cứu.

– Thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn cơ bản của y học cổ truyền.

– Kê đơn thuốc y học cổ truyền theo đối pháp lập phương.

– Kê đơn thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; kết hợp thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền với thuốc hóa dược.

– Thực hiện kỹ thuật không dùng thuốc như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt….

3. Thái đ:

Thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp, mối quan hệ giữa người thầy thuốc với người bệnh, người nhà người bệnh, đồng nghiệp.

III. Nội dung thực hành

1. Kết cấu nội dung: Bao gồm các phần sau:

+ Hồi sức cấp cứu: 03 tháng

+ Bệnh học và các phương pháp không dùng thuốc: 12 tháng

+ Dược cổ truyền: 03 tháng

2. Danh mục bệnh học: Trong quá trình thực hành bệnh học và phương pháp không dùng thuốc cần chú trọng những bệnh sau:

TTNhóm bệnh Bnh
IHồi sức cấp cứu  
  1.Hôn mê
  2.Sốc phản vệ
  3.Ngộ độc cấp
  4.Suy tim cấp
  5.Cơn đau thắt ngực
  6.Ngừng tim (ngừng tuần hoàn)
  7.Nhồi máu cơ tim cấp
  8.Cơn tăng huyết áp
  9.Cơn hen phế quản nặng
  10.Phù phổi cấp
  11.Suy hô hấp cấp
  12.Xuất huyết tiêu hóa
  13.Thùng tạng rỗng
  14.Rối loạn nước điện giải
  15.Sốt xuất huyết
IIHệ hô hấp  
  16.Viêm mũi xoang
  17.Viêm họng cấp, mạn
  18.Viêm phế quản
  19.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  20.Viêm phổi tắc nghẽn
  21.Hen phế quản
IIIHệ tuần hoàn  
  22.Thiếu máu cơ tim
  23.Tăng huyết áp
  24.Bệnh động mạch chi dưới
  25.Tai biến mạch máu não
IVHệ tiêu hóa  
  26.Hội chứng lỵ
  27.Hội chứng ruột kích thích
  28.Viêm gan cấp, mạn
  29.Ung thư gan
  30.Xơ gan
  31.Viêm dạ dày
  32.Loét dạ dày – hành tá tràng
  33.Viêm đại tràng cấp, mạn
  34.Sỏi mật
  35.Trĩ nội
  36.Trĩ ngoại
  37.Trĩ hỗn hợp
  38.Nứt kẽ hậu môn
VHệ Nội tiết  
  39.Bệnh đái tháo đường
  40.Suy tuyến giáp
  41.Bệnh Basedow
VIHệ tiết niệu  
  42.Sỏi tiết niệu
  43.Viêm đường tiết niệu
  44.Viêm cầu thận cấp, mạn
  45.Suy thận
  46.Hội chứng thận hư
VIIKhớp – xương – thần kinh  
  47.Liệt nửa người
  48.Tai biến mạch máu não
  49.Di chứng viêm não
  50.Rối loạn thần kinh thực vật
  51.Viêm rễ, dây đám rối thần kinh
  52.Viêm đa dây thần kinh
  53.Hội chứng thắt lưng – hông
  54.Suy nhược thần kinh
  55.Loãng xương
  56.Viêm khớp dạng thấp
  57.Thoái hóa khớp
  58.Hội chứng cổ – vai – tay
  59.Gút
  60.Liệt dây TK VII ngoại biên
  61.Liệt dây TK số V
VIIIDa liễu  
  62.Mề đay
  63.Vẩy nến
  64.Viêm da cơ địa
  65.Bệnh zona thần kinh
IXNhi khoa  
  66.Đái dầm
  67.Còi xương trẻ em
  68.Bại não
  69.Sốt phát ban
  70.Thủy đậu
  71.Bệnh chân tay miệng
XBệnh khác  
  72.Suy nhược cơ thể
  73.Rối loạn kinh nguyệt
  74.Động thai
  75.Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
  76.U xơ tử cung
  77.Rối loạn tiền mãn kinh

3. Dược c truyn:

STTNỘI DUNG
1Nhận biết cách bào chế các vị thuốc y học cổ truyền
2Nhận biết các dụng cụ bào chế và cách sử dụng các phụ liệu trong bào chế thuốc cổ truyền: Kỹ thuật sơ chế thuốc,Kỹ thuật sao trực tiếp
3Kỹ thuật sao gián tiếp, kỹ thuật sao có phụ liệu
4Kỹ thuật bào chế các vị thuốc cổ truyền: Thục địa, Hà thủ ô, Bán hạ chế
5Kỹ thuật bào chế các vị thuốc có độc tính của y học cổ truyền: Mã tiền, Phụ tử chế, Bạch phụ tử

IV. Kiểm tra và xác nhận quá trình thực hành:

Sau khi thực hành, cơ sở hướng dẫn thực hành phải tổ chức đánh giá quá trình thực hành và xác nhận thực hành theo mẫu ban hành tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

2. NỘI DUNG THỰC HÀNH ĐỐI VỚI Y SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(ban hành kèm theo Quyết định số 2073/QĐ-BYT ngày 29 tháng 03 năm 2018)

I. Đối tượng, thời gian, tổ chức thực hành:

– Đối tượng: Y sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, Y sĩ định hướng y học cổ truyền.

– Thời gian và cơ sở thực hành theo quy định tại Điều 24 của Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12.

– Điều kiện người hướng dẫn thực hành và việc tổ chức thực hành theo quy định tại Điều 16 của nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

II. Mục tiêu thực hành:

Sau khi thực hành 12 tháng, Y sĩ y học cổ truyền cần đạt được:

1. Kiến thức:

– Đủ năng lực thực hiện khám, chẩn đoán, điều trị bệnh thường gặp tuyến cơ sở bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc y học cổ truyền.

– Phát hiện, chẩn đoán, tiên lượng bệnh cấp cứu, chuyển người bệnh đến cơ sở y tế phù hợp.

– Hiểu biết và nhận biết dược liệu, thuốc dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền

2. Kỹ năng chuyên môn

– Thực hiện kỹ năng khám bệnh y học cổ truyền (tứ chẩn, bát cương, bát pháp) – để kê đơn điều trị.

– Thực hiện một số kỹ năng sơ cứu ban đầu.

– Thực hiện được kê đơn thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và kê đơn điều trị một số bệnh cấp cứu.

– Thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn cơ bản của y học cổ truyền thuộc tuyến 4 được quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Biết sử dụng một số cây thuốc nam thiết yếu quy định tại Thông tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI.

3. Thái đ:

Thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp, mối quan hệ giữa người thầy thuốc với người bệnh, người nhà người bệnh, đồng nghiệp.

III. Nội dung thực hành

1. Kết cấu nội dung:

– Bao gồm các phần sau:

+ Bệnh học và các phương pháp không dùng thuốc: 10 tháng

+ Dược cổ truyền: 02 tháng

2. Danh mục bệnh học: Trong quá trình thực hành bệnh học và phương pháp không dùng thuốc cần chú trọng những bệnh sau:

TTNhóm bnh Bệnh thường gặp
ICác bệnh cấp cu  
  1.Sốt cao, sốt cao co giật
  2.Cơn hen phế quản nặng
  3.Cơn tăng huyết áp
  4.Ngừng tim (ngừng tuần hoàn)
  5.Nhồi máu cơ tim cấp
  6.Sốc phản vệ
  7.Suy hô hấp cấp
  8.Xuất huyết tiêu hóa
  9.Say nắng, say nóng
  10.Sốt xuất huyết
IIHệ hô hấp  
  11.Viêm mũi xoang
  12.Viêm họng cấp, mạn
  13.Viêm phế quản
  14.Hen phế quản
IIIHệ tuần hoàn  
  15.Tăng huyết áp
IVHệ tiêu hóa  
  16.Hội chứng lỵ
  17.Hội chứng ruột kích thích
  18.Viêm gan cấp, mạn
  19.Viêm dạ dày
  20.Loét dạ dày – hành tá tràng
  21.Viêm đại tràng cấp, mạn
  22.Sỏi mật
  23.Viêm ruột thừa
VHệ tiết niệu  
  24.Viêm đường tiết niệu
  25.Sỏi tiết niệu
VIKhớp – xương – thần kinh  
  26.Rối loạn thần kinh thực vật
  27.Hội chứng thắt lưng – hông
  28.Suy nhược thần kinh
  29.Viêm khớp dạng thấp
  30.Thoái hóa khớp
  31.Hội chứng cổ – vai – tay
  32.Liệt dây TK VII ngoại biên
  33.Liệt nửa người
  34.Tai biến mạch máu não
  35.Gút
VIIDa liễu  
  36.Mụn nhọt
  37.Mề đay
  38.Vẩy nến
  39.Viêm da cơ địa
  40.Bệnh zona thần kinh
XIIINhi khoa  
  41.Đái dầm
  42.Còi xương trẻ em
  43.Sốt phát ban
  44.Thủy đậu
  45.Bệnh chân tay miệng
IXBệnh khác  
  46.Suy nhược cơ thể
  47.Rối loạn kinh nguyệt
  48.Động thai
  49.Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến
  50.U xơ tử cung

3. Dược c truyền:

TTNăng lực cần đạt
1Nhận biết các vị thuốc y học cổ truyền
2Biết quy trình sơ chế, bào chế đơn giản của một số vị thuốc YHCT
3Nhận biết và cách sử dụng một số cây thuốc nam thường dùng theo quy định 4664/QĐ-BYT ngày 7 tháng 11 năm 2104 của Bộ Y tế

IV. Kiểm tra và xác nhận quá trình thực hành:

Sau khi thực hành, cơ sở hướng dẫn thực hành phải tổ chức đánh giá quá trình thực hành và xác nhận thực hành theo mẫu ban hành tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -spot_img

Most Popular

Recent Comments