Tăng cường đào tạo và nâng cấp Điều dưỡng thời Hội nhập

0
17

Theo Tổ chức Y tế thế giới, 1 bác sĩ/3,5 điều dưỡng là tỉ lệ tối thiểu cần cho hoạt động chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, ở nước ta, tỉ lệ này hiện là 1 bác sĩ/1,9 điều dưỡng – thấp nhất khu vực Đông Nam Á.

Khi vào bệnh viện (BV), người bệnh thường nghĩ làm sao tìm được bác sĩ có tay nghề nhưng ít ai hiểu rằng công việc thầm lặng của người điều dưỡng lại đóng vai trò rất quan trọng.

Điều dưỡng – lực lượng nòng cốt của bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), điều dưỡng là một trong những ngành trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong BV. Đặc thù công việc của người điều dưỡng là thầm lặng, vất vả từ khi đón tiếp đến lúc người bệnh xuất viện.

Nếu nhìn nhận BV là một xã hội thu nhỏ. Trong đó, công tác chăm sóc của điều dưỡng chiếm 70% và đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Do đó, có thể nói người điều dưỡng chính là lực lượng nòng cốt của BV.

Với sự phát triển của y học hiện nay, điều dưỡng viên không chỉ là người đơn thuần thực hiện theo các y lệnh của bác sĩ mà còn phải có khả năng đánh giá tình trạng bệnh để biết cách chăm sóc, làm vệ sinh, nâng cao thể trạng cho người bệnh… Một yêu cầu quan trọng đối với điều dưỡng viên là phải biết nắm bắt tâm lý người bệnh, biết đặt mình vào tâm trạng người bệnh.

Công việc của người điều dưỡng thầm lặng nhưng rất quan trọng
Tại Việt Nam, nhân lực điều dưỡng còn thiếu và yếu về chuyên môn, xếp hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tỉ lệ bác sĩ/điều dưỡng, hộ sinh ở nước ta mới đạt 1/1,9, trong khi tỉ lệ tối thiểu theo khuyến cáo của WHO là 1/3,5. Tại Philippines, tỉ lệ này là 1/5, ở Indonesia là 1/8 và Thái Lan là 1/7.

Ở nước ta, điều dưỡng, hộ sinh công tác tại các BV tuyến tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất (49,8%), tuyến quận/huyện (29,1%), BV trực thuộc Bộ Y tế (12,2%), các BV ngoài công lập (8%) và thấp nhất là tại các BV bộ/ngành (0,9%). Thiếu nhân lực điều dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh cũng như sức khỏe của người điều dưỡng.

Đào tạo Điều dưỡng – nhiệm vụ vô cùng quan trọng
Trong quy hoạch đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 220.000 điều dưỡng viên. Tuy nhiên, ngành điều dưỡng nước ta đang phải đối mặt 2 khó khăn chính: Tăng cường nhân lực trong nước và nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, cả nước hiện có 120.000 điều dưỡng viên làm việc tại các cơ sở y tế và mỗi năm, các cơ sở đào tạo khoảng 40.000 người. Tại các nước trong khu vực có 40-60 điều dưỡng/10.000 dân (đặc biệt Nhật Bản có 90 điều dưỡng/10.000 dân), trong khi nước ta hiện chỉ có 15 điều dưỡng/10.000 dân và đang phấn đấu nâng tỉ lệ này lên 20/10.000. Với mục tiêu này, cả nước đang cần hàng trăm ngàn điều dưỡng.

Trước những khó khăn, nhu cầu ngày cao càng của cuộc sống, các trường Cao đẳng, Đại học hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng như: Cao đẳng Y tế Phú Thọ, Đại học Hòa Bình, Đại học Y dược Hải Phòng…liên tục tăng cường tuyển sinh, chuẩn hóa chương trình đào tạo, nâng tầm vị thế cho nghề và bảo đảm chất lượng của điều dưỡng Việt Nam.

Thông tin xin liên hệ:

– Trường Trung cấp Y – Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội(Đơn vị phối hợp tuyển sinh)
 Địa chỉ: sổ 06, ngõ 767, Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0989 504 475 (cô Nhàn)
 Văn phòng tuyển sinh 104A: số 09 Bùi Ngọc Dương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 096.183.1975 (Cô Mây) – 096.9798.775 (Cô Thương)

Thông tin liên quan:
Điều dưỡng là nghề độc lập, lương cao

Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada và các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia…, vai trò của điều dưỡng đã được nâng lên. Đây là một trong những nghề được kính trọng và lương cao, có khi 50 triệu đồng/tháng. Điều dưỡng đã được công nhận là một nghề độc lập, được bảo hộ bằng luật pháp và một số nước đã xây dựng luật hành nghề điều dưỡng.
Nước ta cũng đã ký thỏa thuận khung thừa nhận văn bằng và dịch vụ điều dưỡng nội khối ASEAN; ký Hiệp định Đối tác về hợp tác kinh tế với Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức, trong đó có điều khoản về phái cử điều dưỡng Việt Nam sang lao động, thực tập tại các nước. Trong 10 năm tới, Nhật Bản cần khoảng 300.000- 400.000 điều dưỡng từ nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng nhu cầu, điều dưỡng viên nước ta phải vượt qua kỳ thi chứng chỉ quốc gia Nhật Bản