Do An Khang6 Tháng Bảy 2018348.3KLưu lại xem sau
Chọn ngành học để theo đuổi chưa bao giờ là việc dễ dàng với tất cả mọi người. Có người sớm tìm được hướng đi cho sự nghiệp thì chọn ngành học rất nhanh nhưng cũng có người không biết bản thân thích làm gì nên chọn ngành rất vất vả. Trong phạm vi bài viết này, HCVN sẽ liệt kê một số ngành học đào tạo các kiến thức “có độ phủ rộng” để các bạn có thể theo đuổi nhiều lĩnh vực khác nhau sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, danh sách ngành dưới đây sẽ chỉ hữu ích khi bạn biết được bản thân hứng thú với lĩnh vực nào.
1. Khoa học Sức khỏe
Học gì trong ngành:
Ngành này dành cho những người thích các công việc trong lĩnh vực Y tế nhưng không rõ mình thích làm công việc gì. Nội dung được đào tạo trong ngành sẽ vừa có những kĩ năng y tế căn bản vừa có các kiến thức nền về y tế để các bạn có thể quyết định nên đi chuyên sâu theo hướng nào.
Có thể làm gì sau khi học xong:
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc trong lĩnh vực Dược, Công việc xã hội, Chăm sóc sức khỏe,…
>> Danh sách các trường có đào tạo ngành Sức khỏe
2. Sinh học
Học gì trong ngành:
Ngành Sinh học dành cho những ai có hứng thú với khoa học vì ngành sẽ đào tạo những kiến thức sinh học liên quan đến cây cối, động vật, con người và môi trường sống. Học ngành này bạn sẽ phải tham gia thực hành thí nghiệm khá nhiều kể cả trong phòng thí nghiệm hay ngoài trời. Đây là một ngành khoa học nền tảng có thể ứng dụng để làm được nhiều công việc trong những lĩnh vực khác.
Có thể làm gì sau khi học xong:
Với tấm bằng tốt nghiệp Sinh học, bạn có thể tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực Y khoa, Khoa học ứng dụng, Khoa học Nông nghiệp,…
>> Danh sách các trường có đào tạo ngành Sinh học
3. Kinh doanh hoặc Quản trị Kinh doanh
Học gì trong ngành:
Nếu theo đuổi ngành này, bạn sẽ được học cách quản lý một doanh nghiệp như cách tạo nguồn vốn, quảng bá sản phẩm, đưa ra luật lệ, quản lý nhân viên,… Ngành học này phù hợp với những ai có niềm yêu thích kinh doanh hoặc buôn bán.
Có thể làm gì sau khi học xong:
Bạn không nhất thiết phải tự mở cơ sở kinh doanh riêng mà có thể sử dụng các kiến thức được học trong ngành để làm các vị trí như nhân viên truyền thông, chuyên viên nhân sự, nhân viên bán hàng,…và bất kể vị trí nào cần có trong một công ty.
>> Lựa chọn du học: Quản trị Kinh doanh hay Kinh tế?
>> Danh sách các trường có đào tạo ngành Kinh doanh
4. Hóa hoặc Sinh hóa
Học gì trong ngành:
Tương tự như ngành Sinh học, ngành Hóa cũng đào tạo cho bạn những kiến thức khoa học nền tảng nhưng lại chủ yếu liên quan đến hóa chất.
Có thể làm việc gì sau khi học xong:
Nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy hóa chất xuất hiện khắp mọi nơi xung quanh ta từ dầu gội, sữa tắm, nước hoa đến nước đóng chai, xăng dầu,… Chính vì vậy nên sau khi học ngành Hóa bạn không nhất thiết phải trở thành nhà nghiên cứu hóa chất mà còn có thể dấn thân vào lĩnh vực Ẩm thực, Nước uống, Hàng tiêu dùng, Mỹ phẩm,…
>> Danh sách các trường có đào tạo ngành Hóa
5. Khoa học máy tính hoặc Công nghệ thông tin
Học gì trong ngành:
Các bạn sẽ được học những kiến thức liên quan đến công nghệ ví dụ như xây dựng và chế tạo phần cứng lẫn phần mềm, lập trình website, bảo mật thông tin,…
Có thể làm gì sau khi học xong:
Cơ hội nghề nghiệp dành cho ngành học này rất rộng mở. Bạn có thể sử dụng kiến thức được học để tham gia vào lĩnh vực Game, Ứng dụng điện thoại, Phát triển phần mềm, Giáo dục, Sức khỏe Y tế… Để biết thêm chi tiết về ngành học cũng như triển vọng nghề nghiệp của ngành thì các bạn có thể tham khảo bài viết “Du học ngành Công nghệ Thông tin” của HCVN.
>> Ngành Kỹ sư phần mềm: Bắt đầu từ đâu?
>> Danh sách các trường có đào tạo ngành Công nghệ thông tin
6. Kinh tế
Học gì trong ngành:
Khi theo đuổi ngành này, các bạn sẽ được học về sự tác động của các yếu tố xã hội, chính trị, thương mại,… đến nền kinh tế nói chung. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về ngành học này trong bài “Phân biệt quản trị kinh doanh và Kinh tế” của HCVN.
Có thể làm gì sau khi học xong:
Các bạn có thể sử dụng kiến thức được học để tiếp tục theo đuổi các công việc trong lĩnh vực Chính trị, Luật, Kinh doanh,…
>> Danh sách trường có đào tạo ngành Kinh tế
7. Kỹ sư
Học gì trong ngành:
Các bạn có thể chọn học các chương trình Kỹ sư khái quát để có thể tìm hiểu được mọi khía cạnh của ngành này như kỹ sư công trình, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện và nhiều loại kỹ sư khác. Mỗi chuyên ngành kỹ sư sẽ đào tạo cho bạn các kiến thức khác nhau.
Có thể làm gì sau khi học xong:
Chỉ xét riêng các chuyên ngành kỹ sư thì bạn đã có nhiều hướng đi để phát triển sự nghiệp. Với tấm bằng kỹ sư, bạn có thể làm việc trong lĩnh vực Hàng không, Xây dựng, Môi trường,…
>> Danh sách các trường có đào tạo ngành Kỹ thuật
8. Tiếng Anh
Học gì trong ngành:
Tất nhiên bạn sẽ học tất tần tật mọi thứ liên quan đến tiếng Anh như các kỹ năng nghe nói đọc viết, văn học Anh, lịch sử Anh, kỹ năng thương lượng, biên phiên dịch,…
Có thể làm gì sau khi học xong:
Với bằng cấp tiếng Anh, bạn có thể làm copywriter trong một công ty quảng cáo, blogger viết bài, biên tập viên cho các tạp chí, phóng viên cho các báo, chuyên viên truyền thông cho những công ty và tất cả những công việc đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ khác.
>> Danh sách các trường có đào tạo ngành Tiếng Anh
9. Tâm lý học
Học gì trong ngành:
Bạn sẽ học được cách giao tiếp và thấu hiểu bản chất con người khi theo đuổi ngày này. Tư vấn tâm lý là công việc phổ biến mà những người học ngành Tâm lý thường làm.
Sau khi học xong có thể làm gì:
Ngoài tư vấn tâm lý, các bạn có thể làm chuyên viên nhân sự, nhân viên bán hàng, chuyên viên truyền thông tại các công ty. Tóm lại là công việc nào đòi hỏi phải nắm bắt và hiểu rõ tâm lý của con người thì việc sở hữu bằng Tâm lý sẽ giúp bạn làm được công việc đó.
>> Danh sách các trường có đào tạo ngành Tâm lý
10. Truyền thông
Học gì trong ngành:
Bạn sẽ học được cách để quảng bá thương hiệu, giao tiếp với công chúng, quản trị doanh nghiệp,… khi theo đuổi ngành này. Các bạn có thể tham khảo bài viết “Du học ngành Marketing” để hiểu thêm về ngành.
Sau khi học xong có thể làm gì:
Ngoài việc trở thành chuyên viên truyền thông cho những công ty thì bạn còn có thể làm các công việc liên quan đến viết lách như blogger, biên tập viên,… hoặc trong các lĩnh vực khác như tổ chức sự kiện, quảng cáo,…