Người thầy thuốc cống hiến trọn đời cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Là một người yêu nghề bằng cả con tim, với niềm đam mê, tò mò, không ngừng học hỏi, không ngừng nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa bệnh. Thầy thuốc Ưu tú, PGS.TS, Thầy Lê Lương Đống (66 tuổi), Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y Tế Việt Nam, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội luôn là một người thầy thuốc y đức và có khát vọng cống hiến cho cộng đồng trong nghề chữa bệnh cứu người cao quý.

PGS.TS, Thầy Lê Lương Đông khám chữa bệnh tại Phòng Chẩn trị Đông y của trường TCYD Tuệ Tĩnh Hà Nội
  Thầy sinh ra quê ở xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nơi không chỉ có truyền thống hiếu học, thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và nên thơ mà con người cũng rất đỗi hào hoa và anh hùng, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Khi còn nhỏ, Thầy đã được thừa hưởng, kế thừa những tinh hoa quý báu, đặc biệt truyền thống 5 đời y đức của Gia tộc lương y họ Lê danh tiếng. Ông ngoại (họ Lương từ Cao Phương, Vụ Bản vào) từng làm nghề buôn thuốc Nam, nên ngay từ nhỏ Thầy đã được ở trong môi trường, bầu không khí của các loại dược liệu quý. Thầy luôn mày mò, hỏi han và học tập nghề thuốc từ lúc nào không hay. Khi lớn lên, để hiện thức hóa ước mơ là một thầy thuốc, Thầy đã định hướng vào trường Đại học Y Hà Nội. Năm 1971, khi có lệnh tổng động viên thầy đã tham gia chiến trường thành cổ Quảng Trị và đến năm 1975, sau khi đất nước giải phóng, thầy được trở về trường tiếp tục học tập. Tốt nghiệp đại học, làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ rồi qua nhiều vị trí công tác tại các bệnh viện, trường Đại học, Thầy Lê Lương Đống đã trải qua các vị trí chức vụ Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ Y Tế, Phó Giám đốc Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam. Tất cả đều nhằm nâng cao và mở rộng nghề nghiệp, vì cuộc sống và sức khỏe con người.

PGS.TS, Thầy Lê Lương Đống phát biểu ý kiến tại Trường TCYD Tuệ Tĩnh Hà Nội
 Bao năm nghiên cứu sách vở và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người, ông đã chỉ ra rằng “Với Đông Nam y, để hiểu được đã khó, để phát triển nó lại càng khó hơn. Dù khó khăn nhưng ông không chịu dừng lại ở những bài thuốc, những kinh nghiệm quý báu các thế hệ cha ông truyền lại, ông luôn tìm tòi và phát triển cho được giá trị của khoa học công nghệ đối với Đông Nam y. Không dừng lại ở đó, ông còn miệt mài nghiên cứu học tập kinh nghiệp từ nền y học của các nước trên thế giới. Nhờ sự kiên trì, nỗ lực, nhanh nhạy, ham học hỏi, đặc biệt là cái tâm của người thầy thuốc, nên con đường đầy gian nan của nghề nghiệp đã dần được trải thảm, mang lại những giá trị lớn lao cho đời sống cộng đồng. Nhiều năm qua, Thầy đã sáng chế ra rất nhiều bài thuốc quý, phương thuốc hay, đem đến niềm vui cho nhiều bệnh nhân. Việc cứu người đối với ông chỉ đơn giản là tình thương người tự đáy lòng và cũng là niềm đam mê nghiên cứu học hỏi trong nghề y dược. 

PGS.TS, Thầy Lê Lương Đống đang hướng dẫn, giảng dạy các sinh viên đang học tập tại Nhà trường
 Bên cạnh việc nghiên cứu, học tập và có nhiều bài thuốc quý, phương pháp hay TTƯT.PGS.TS Lê Lương Đống còn tập trung vào việc đào tạo phát triển các thế hệ kế cận. Xây dựng một đội ngũ y, bác sĩ cho tương lai. Thầy chia sẻ: Cần phải chú trọng đào tạo nhiều hơn nữa thế hệ thầy thuốc có kiến thức sâu rộng về cả hai nền y học: Y học cổ truyền và y học hiện đại. Về thuốc y học cổ truyền cần có giải pháp hiệu quả trong quản lý, phát triển công nghiệp dược y học cổ truyền; thực phẩm chức năng và thuốc y học cổ truyền có giao thoa lớn; Thực hiện tốt kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Chính vì vậy sau khi nghỉ hưu, đã nhiều bệnh viện, viện nghiên cứu mời Thầy tới làm việc. Nhưng thầy quyết định đến với mái trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội vào năm 2012 để công tác, giảng dạy, đào tạo các thế hệ sinh viên, để tiếp nối công cuộc phục vụ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Có thể nói trên con đường sự nghiệp của mình, TTƯT.PGS.TS Lê Lương Đống đã dành cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, giảng dạy để được trau rồi kiến thức, tự nâng cao y thuật và lấy chữ “Tâm” để hoàn thiện chữ “Lương” của một người thấy thuốc luôn dồn tâm huyết cho việc học hành, bốc thuốc cứu người và đào tạo lớp lương y kế cận giỏi chuyên môn, sáng ngời y đức.

Để lại một bình luận